3 KỸ NĂNG MỀM HÀNG ĐẦU MÀ AI CŨNG CẦN TRANG BỊ

Kỹ năng mềm là một yếu tố quan trọng hàng đầu sẽ quyết định tới cuộc đời của bạn trong tương lai. Đó là những điều mà hầu hết chúng ta phải tự học và rèn luyện thông qua trải nghiệm bên ngoài chứ chẳng được dạy trên trường lớp. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp thì nếu bạn trang bị được cho mình những kỹ năng mềm tốt thì dù ở đâu bạn cũng là người nắm được lợi thế. Và sau đây là 3 kỹ năng mềm hàng đầu mag ai cũng cần trang bị cho mình để giúp cuộc sống, sự nghiệp thành công hơn.
1. Kỹ năng giao tiếp.
Giao tiếp chính là một thứ nghệ thuật giúp chúng ta nói chuyện, truyền tải suy nghĩ, ý tưởng và thu phục được người đối diện. Nhắc tới giao tiếp, lại có rất nhiều người hiểu nó chỉ là việc chúng ta nghe và nói, nhưng thực tế, người giao tiếp tốt còn biết sử dụng những biểu cảm, cử chỉ để diễn tả tốt hơn.
Nếu bạn là một người có kiến thức, kỹ năng chuyên môn tốt, bạn có nhiều ý tưởng, sáng tạo mà cách bạn truyền tải thông tin khiến người khác hiểu sai thì tất cả đều trở thành vô nghĩa. Bạn tài giỏi mà không thể giao tiếp, phối hợp tốt với đồng nghiệp, đối tác thì bạn cũng khó mà thành công được.
Nói vậy để thấy kỹ năng giao tiếp là quan trọng như thế nào trong cuộc sống. Bạn hãy đọc thật nhiều sách để có thêm vốn từ, học cách quan sát, lắng nghe để thấu hiểu, học cách nói chuyện phối hợp với cử chỉ, biểu cảm sao cho thật ngắn gọn mà vẫn súc tích, dễ hiểu, thông tin phải thật chính xác,… Như vậy, kỹ năng giao tiếp của bạn sẽ tốt hơn qua rèn luyện từng ngày, cuộc sống, công việc cũng thuận lợi hơn.
2. Tư duy, suy nghĩ sáng tạo.
Trong một tập thể thì sự sáng tạo chính là thứ sẽ tạo ra sự khác biệt cả bạn với phần còn lại. Sẽ không còn cái kiểu tư duy theo lối mòn mà bạn sẽ luôn cố gắng tìm tòi những điều mới mẻ nhằm cải thiện và nâng cao hiệu suất làm việc. Những khía cạnh mới sẽ được khám phá ra, sự chủ động từ đó cũng tăng lên.
Mà cũng giống như khả năng giao tiếp, sự sáng tạo cũng có thể sinh ra nhờ quá trình rèn luyện, nỗ lực không ngừng và khi bạn đã yêu công việc. Để kích thích tính sáng tạo, bạn có thể làm theo những phương pháp sau đây:
– Hãy tự tin về bản thân mình, xoá bỏ đi những suy nghĩ tiêu cực, đánh giá không tốt về chính mình rồi duy trì sự tập trung vào vấn đề cần phải giải quyết.
– Hãy luôn mang bên mình một cuốn sổ tay và cây bút để bất cứ khi nào nảy lên ý tưởng mới thì mở ra vac ghi nó lại. Giống như Newton chỉ khi nhìn thấy quả táo rơi, ông mới nghĩ ra định luật vạn vật hấp dẫn.
– Trước mỗi vấn đề, hãy đa dạng hoá cách giải quyết bằng cách tự đặt câu hỏi “Có cách nào tốt hơn nữa không?”
– Thử thay đổi môi trường làm việc. Nếu như bạn quá căng thẳng trong phòng làm việc, hãy thử đi dạo một lúc, biết đâu trong lúc thư giãn, bạn lại nhìn thấy gì đó khiến bạn nảy ra ý tưởng.
3. Tư duy phản biện.
Rất nhiều người đi làm luôn hoàn thành công việc ở mức tốt hoặc tròn vai nhưng lại không bao giờ đạt mức xuất sắc. Họ lúc nào cũng như một cái máy, chỉ chấp hành theo ý chí người khác mà không bao giờ phản biện. Nhưng nếu cứ mãi vậy, người ta sẽ chẳng thể bứt phá, tiến lên mạnh mẽ dù cho xã hội đang phát triển không ngừng. Để rồi cả đời họ chỉ chấp nhận mình ở mức làng nhàng hay thậm chí có thể bị đào thải. Nói vậy để thấy tư duy phản biện là quan trọng thế nào.
Mà điều đầu tiên để rèn luyện tư duy phản biện là bạn phải học cách đặt câu hỏi sao cho đúng. Hãy đặt câu hỏi tại sao lại thế này mà không phải thế kia, nếu làm theo phương án khác thì kết quả liêu có tốt hơn không, phương án hiện tại đã tối ưu chưa còn tồn tại khuyết điểm và làm sao để sửa chữa khuyết điểm đó. Bỏ đi cái văn hoá chỉ biết chấp hành rồi làm việc như cái máy, sức mạnh não của con người là rất lớn và bạn cần phải phát huy. Việc đặt câu hỏi tại sao, thế nào và tự trả lời sẽ giúp bạn tìm ra phương án tốt và tối ưu nhất, cải thiện bản thân phát triển không ngừng.
/svg>