1. Triết lý Bang hội
Người Hoa vốn đã nổi tiếng và được thế giới biết đến với tinh thần đoàn kết. Ở những khu có người Hoa sinh sống, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra được nét văn hóa mang tên “Bang hội”. Người Hoa thường sinh sống, tụ tập lại với nhau thành một cộng đồng và chịu sự quản lý của trưởng thôn hay bang trưởng, thường cũng là người gốc Hoa.
Truyền thống quý báo và nổi tiếng của người Hoa chính là giúp đỡ những người đồng hương và chính nhờ vào các bang hội mà nét văn hoá này càng được phát huy một cách vượt bậc. Khi một cá nhân người Hoa khởi nghiệp thì họ sẽ có cả một cộng đồng sẵn lòng giúp đỡ. Minh chứng rõ ràng nhất là khi nhìn vào những người di cư từ Trung Quốc sang các nước thì gần như họ đều được hỗ trợ chỗ ở và việc làm. Chính nhờ vào điều này nên dù người Hoa có ở nhà cửa sang trang hay thấp bé thì họ vẫn không phải là người nghèo. Bởi vì nếu gặp khó khăn, họ đều có những “anh em đồng hương” đỡ đầu, giúp đỡ nên rất ít ai lâm vào tình cảnh thiếu thốn quá mức.
2. Lập chợ là điều trước tiên nhất
Nếu để ý, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp các khu chợ của người Hoa – Chinatown ở bất cứ nơi nào có họ sinh sống. Và một sự thật là hầu hết các Chinatown đều lớn mạnh và giàu có. Nếu nhìn vào việc người Hoa đổ xuống các tỉnh miền Nam để sinh sống, chúng ta sẽ thấy được việc họ bắt tay vào đầu tiên chính là lập nên các khu chợ, chứ không phải bệnh xá hay trường học. Điều đó càng chứng tỏ họ rất mạnh trong kinh doanh, buôn bán.
Điều đặc biệt của người Hoa chính là truyền thống nghề nghiệp “cha truyền con nối” cùng với tinh thần không bao giờ bỏ nghề và rất ít thuê người ngoài. Điển hình là ở Chợ Lớn, sẽ có những con đường, khu chợ của người Hoa suốt mấy mươi năm chỉ bán đúng một mặt hàng, không thay đổi và cũng không ai có thể ăn cắp nghề của họ.
3. Ẩm thực chính là sức mạnh
Các Chinatown là nơi luôn hấp dẫn người địa phương cũng như khách du lịch với các con phố ẩm thực đặc sắc và vô cùng phong phú. Đồng thời, ẩm thực cũng chính là một trong những điều mà người Hoa cảm thấy tự hào nhất. Ở Chợ Lớn sẽ luôn có vô vàn món ăn thuần Trung.
Dù rằng để phát triển kinh doanh, họ buộc phải thay đổi khẩu vị, cách chế biến ẩm thực để có thể có được các món ăn phù hợp người Việt. Song, đâu đó trong các con hẻm của Chợ Lớn, người Hoa vẫn nằm lòng các địa điểm ăn uống “nguyên bản”. Đồng thời, sự phát triển của ẩm thực Trung cũng đã và đang ảnh hưởng sâu sắc đến thói quen, cách thức ăn uống của người Việt. Có thể kể đến các món rất quen thuộc như: Há cảo, hoành thánh, phá lấu, sủi cảo,… Đó đều được xem như các món ăn đặc sản của Sài Gòn.
4. Triết lý: Cần – kiệm – tín
Kinh doanh giỏi, giàu có là thế nhưng hầu hết người Hoa có cuộc sống rất tiết kiệm. Ở những khu có người Hoa sinh sống, bạn sẽ rất khó để có thể kiếm được một người “ăn xin”. Bởi vì họ không có thói quen “bố thí”, cho tiền như nhiều người dân bản địa khác. Thay vào đó, người Hoa chú trọng vào việc hỗ trợ việc làm và tạo điều kiện cho người khác tự mưu sinh. Vì với họ, việc giúp người khác không phải giúp cho có cái ăn qua ngày, mà phải giúp tự phát triển, đổi đời.
Người Hoa rất có có tầm nhìn trong buôn bán. Họ luôn đặt chữ “tín” lên hàng đầu và đồng thời, khi làm việc họ rất cần cù và chăm chỉ. Chính đều đó đã giúp giữ được mối làm ăn lâu dài, phát triển sự nghiệp kinh doanh của mình. Bằng chứng là dù chỉ chiếm 7% dân số như tỉ trọng doanh nghiệp của người Hoa lại chiếm đến 30% ở Sài Gòn.
5. Bằng cấp không quan trọng
Người Hoa rất ít coi trọng bằng cấp. Với họ, điều quan trọng hơn cả chính là sự cần mẫn, thái độ và năng suất làm việc. Đồng thời, ngay cả ngoại hình hay giao tiếp cũng không thực quá quan trọng. Chính vì thế, đối với người Hoa, hầu hết các gia đình có truyền thống kinh doanh lâu đời đều không đặt nặng áp lực học tập lên con cái, thay vào đó tập trung vào phát triển thái độ và đạo đức nghề nghiệp.
Khi dạo quanh các con đường ở Chợ Lớn, bạn sẽ dễ dàng trông thấy nhiều bạn trẻ người Hoa đang độ tuổi đi học đã phải bắt đầu buôn bán cùng gia đình. Người Hoa luôn mong muốn con cái của họ được tiếp xúc sớm với kinh doanh. Do vậy, có thể sẵn sàng cho con cái thôi học, để chúng đi làm công nhằm được tiếp xúc sớm, có đủ hiểu biết để gánh vác truyền thống nghề nghiệp của gia đình.
6. Chú trọng sức khỏe của bản thân
Bên cạnh việc bày bán đầy đủ các mặt hàng, nhu yếu phẩm cần thiết để phục vụ cho cuộc sống, ở những khu người Hoa sinh sống sẽ luôn có cả một dãy các cửa hàng bán thuốc Đông y gia truyền. Hoặc khi ăn các món Trung, chúng ta sẽ thường nhận ra được một mùi vị rất đặc trưng của các loại thảo dược với công dụng chữa trị các bệnh và tăng cường sức khỏe.
Đồng thời, người Hoa lại rất cẩn trọng trong việc lựa chọn các thực phẩm, hàng hóa. Dù bị “mang tiếng” là đất nước của các mặt hàng kém chất lượng, nhưng đa phần người Hoa vẫn lưa chọn mua hàng ở các “khu chợ người giàu” – nơi có giá khá đắt nhưng được đánh giá là rất chất lượng và đáng tiền để phục vụ cho nhu cầu của họ. Điều đó đã phần nào cho thấy việc quan tâm đến sức khỏe của người Hoa rất được chú trọng.