Không gian sinh hoạt chung của một cộng đồng dân cư được xây dựng trên quỹ đất DSH. Vậy đất DSH là gì? Ký hiệu ra sao trên bản đồ địa chính? Bài viết sẽ giúp bạn đọc làm rõ thông tin về loại đất này và những vấn đề pháp lý liên quan.
Giải đáp đất DSH là gì và một số vấn đề pháp lý liên quan
Không gian sinh hoạt chung của một cộng đồng dân cư được xây dựng trên quỹ đất DSH. Vậy đất DSH là gì? Ký hiệu ra sao trên bản đồ địa chính? Bài viết sẽ giúp bạn đọc làm rõ thông tin về loại đất này và những vấn đề pháp lý liên quan.
1. Đất DSH là gì
Việc giải mã các ký hiệu trên bản đồ địa chính được nhiều người tìm hiểu khi có nhu cầu giao dịch đất đai. Thông qua các loại kí hiệu này có thể dễ dàng phân loại được từng nhóm đất khác nhau để từ đó có thể sử dụng đúng mục đích, hoặc tiến hành đúng các quy trình pháp lý một cách nhanh chóng. Trước khi tìm hiểu xem đất DSH là gì, chúng ta sẽ làm rõ hơn khái niệm về bản đồ địa chính.
Bản đồ địa chính là gì
Tại Điều 3 Luật Đất đai hiện hành có quy định “Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận”. Qua đó có thể thấy, bản đồ địa chính được xem là cơ sở để thực hiện quá trình triển khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng. Ngoài ra, đây là một trong ba yếu tố cấu thành của một hồ sơ địa chính hoàn chỉnh gồm bản đồ địa chính, sổ địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo ý kiến của một số người, bản đồ địa chính được xem như một cuốn “sổ đỏ” thuộc quản lý của Nhà nước. Thông qua đó giúp thể hiện bảng ký hiệu các loại đất, từ đó dễ dàng thống kê diện tích đất trên cả nước và tiến hành xây dựng kế hoạch sử dụng một cách thuận tiện, phù hợp.
Ảnh minh họa
Bảng ký hiệu các loại đất trên bản đồ địa chính
Căn cứ vào quy định tại điểm 13 mục III của Phụ lục số 01 Thông tư số: 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 quy định về bản đồ địa chính. Căn cứ mã hóa đất theo Thông tư này, nước ta có 53 kí hiệu đất và được phân theo 3 nhóm cơ bản là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. :
STT |
LOẠI ĐẤT |
MÃ |
I |
NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP |
|
1 |
Đất chuyên trồng lúa nước |
LUC |
2 |
Đất trồng lúa nước còn lại |
LUK |
3 |
Đất lúa nương |
LUN |
4 |
Đất bằng trồng cây hàng năm khác |
BHK |
5 |
Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác |
NHK |
6 |
Đất trồng cây lâu năm |
CLN |
7 |
Đất rừng sản xuất |
RPH |
8 |
Đất rừng phòng hộ |
RPH |
9 |
Đất rừng đặc dụng |
RDD |
10 |
Đất nuôi trồng thủy sản |
NTS |
11 |
Đất làm muối |
LMU |
12 |
Đất nông nghiệp khác |
NKH |
II |
NHÓM ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP |
|
1 |
Đất ở tại nông thôn |
ONT |
2 |
Đất ở tại đô thị |
ODT |
3 |
Đất xây dựng trụ sở cơ quan |
TSC |
4 |
Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp |
DTS |
5 |
Đất xây dựng cơ sở văn hóa |
DVH |
6 |
Đất xây dựng cơ sở y tế |
DYT |
7 |
Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo |
DGD |
8 |
Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao |
DTT |
9 |
Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ |
DKH |
10 |
Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội |
DXH |
11 |
Đất xây dựng cơ sở ngoại giao |
DNG |
12 |
Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác |
DSK |
13 |
Đất quốc phòng |
CQP |
14 |
Đất an ninh |
CAN |
15 |
Đất khu công nghiệp |
SKK |
16 |
Đất khu chế xuất |
SKT |
17 |
Đất cụm công nghiệp |
SKN |
18 |
Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp |
SKC |
19 |
Đất thương mại, dịch vụ |
TMD |
20 |
Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản |
SKS |
21 |
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm |
SKX |
22 |
Đất giao thông |
DGT |
23 |
Đất thủy lợi |
DTL |
24 |
Đất công trình năng lượng |
DNL |
25 |
Đất công trình bưu chính, viễn thông |
DBV |
26 |
Đất sinh hoạt cộng đồng |
DSH |
27 |
Đất khu vui chơi, giải trí công cộng |
DKV |
28 |
Đất chợ |
DCH |
29 |
Đất có di tích lịch sử – văn hóa |
DDT |
30 |
Đất danh lam thắng cảnh |
DDL |
31 |
Đất bãi thải, xử lý chất thải |
DRA |
32 |
Đất công trình công cộng khác |
DCK |
33 |
Đất cơ sở tôn giáo |
TON |
34 |
Đất cơ sở tín ngưỡng |
TIN |
35 |
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng |
NTD |
36 |
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối |
SON |
37 |
Đất có mặt nước chuyên dùng |
MNC |
38 |
Đất phi nông nghiệp khác |
PNK |
III |
NHÓM ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG |
|
1 |
Đất bằng chưa sử dụng |
BCS |
2 |
Đất đồi núi chưa sử dụng |
DCS |
3 |
Núi đá không có rừng cây |
NCS |
Một ví dụ về bản đồ quy hoạch đất với các ký hiệu mã đất được hiển thị
Vậy đất DSH là đất gì?
Để giải đáp mã đất DSH là gì, cần căn cứ tại mục II phụ lục 1. Theo đó, DSH là kí hiệu của nhóm đất sinh hoạt cộng đồng. Đối với diện tích đất này, người dân tại khu có quyền được hội họp, tổ chức các hoạt động mang tính chất cộng đồng dân cư, xây dựng hội trường, trụ sở thôn, xã, làng, ấp,…
Bản chất của đất sinh hoạt cộng đồng đó là một khu đất của tập thể, cho phép nhiều người dân cùng sử dụng. Tuy nhiên, tất cả đều phải tuân thủ theo những quy định do Nhà nước ban hành và chỉ đạo của cấp chính quyền địa phương.
Đất DSH là đất sinh hoạt, vui chơi, giải trí cộng đồng
2. Một số vấn đề pháp lý liên quan đến đất sinh hoạt cộng đồng
Bên cạnh thắc mắc kí hiệu đất DSH là gì, những quy định pháp lý liên quan luôn là vấn đề được mọi người quan tâm khi tìm hiểu về loại đất này.
Có cần đóng thuế cho đất DSH không
Đất sinh hoạt cộng đồng DSH được xếp vào nhóm phi nông nghiệp, mục đích sử dụng là nhằm xây dựng và tổ chức những mô hình, sự kiện mang tính công cộng. Do đó, theo quy định của pháp luật hiện hành, tập thể cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng và quản lý nhóm đất này không cần đóng thuế đất.
Người đứng tên giấy chứng nhận quyền sử đất DSH
Căn cứ vào điểm i Khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT thì vấn đề xác định người đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất DSH sẽ được xác định như sau: “Cộng đồng dân cư thì sẽ ghi tên của cộng đồng dân cư (vấn đề này được cộng đồng dân cư tự thỏa thuận và xác định, sau đó trình lên Ủy ban nhân dân cấp xã để được xác nhận”.Trong giấy chứng nhận cần ghi rõ địa chỉ nơi có diện tích đất sinh hoạt cộng đồng của dân cư. Thông thường, người đại diện sẽ là trưởng thôn, trưởng xóm hoặc cá nhân có được nhiều sự tín nhiệm.
Là đất sinh hoạt cộng đồng, người sử dụng đất DSH không cần phải đóng thuế
Thời hạn sử dụng đất DSH
Hiện nay không có một quy định cụ thể nào về vấn đề thời hạn sử dụng đất DSH. Bởi chúng sẽ được quyết định bởi cơ quan trực tiếp quản lý như: lãnh đạo địa phương, cơ quan có thẩm quyền cấp xã, huyện hoặc tỉnh. Thời hạn sử dụng sẽ được xem phép trên một số phương diện như: mục đích sử dụng, quy trình sử dụng, tính hiệu quả trong sinh hoạt cộng đồng.
Trên thực tế, thời hạn sử dụng sẽ được định mức cố định hàng năm. Sau một thời gian nhất định đã được thỏa thuận từ trước, cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra, xem xét và đưa ra một thời hạn mới phù hợp với quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ người đứng tên đất DSH là gì
Được giao bởi Nhà nước nhằm phục vụ cho cộng đồng dân cư, do đó, người trực tiếp quản lý đất DSH có vai trò vô cùng quan trọng, phải quản lý và điều hành việc sử dụng đất một cách phù hợp và đúng luật.
– Sử dụng đất cho mục đích chính đáng và được sự chấp thuận của các cấp chính quyền địa phương.
– Tuyệt đối không để xảy ra trường hợp lấn chiếm, mở rộng diện tích đất DSH trái quy định. Trong trường hợp chứng minh được tính cần thiết, phù hợp cho việc mở rộng, phải trình đơn lên cơ quan có thẩm quyền và được sự chấp thuận.
– Nếu có xây dựng các công trình công cộng trên diện tích đất DSH, cần phải giám sát chặt chẽ và tuân thủ bản vẽ, kế hoạch xây dựng đề ra ban đầu.
– Quá trình chỉ đạo những hoạt động công cộng trên diện tích đất DSH phải được thực hiện một cách hiệu quả, phù hợp.
Sử dụng đất DSH không đúng mục đích sẽ bị xử phạt (Ảnh minh họa)
Tóm lại, đất DSH là đất sinh hoạt cộng đồng, phục vụ nhu cầu sinh hoạt, hội họp,… cho một cộng đồng dân cư và không được phép kinh doanh, mua bán loại đất này. Người đứng đầu có nghĩa vụ quản lý và tổ chức sử dụng một cách phù hợp theo quy định của pháp luật hiện hành.
Hy vọng những thông tin mà bds-vlandgroup.com cung cấp trên đây đã góp phần giải đáp được thắc mắc đất DSH là gì và những vấn đề pháp lý liên quan cho quý độc giả.