ĐẶT RA MỤC TIÊU SUỐT 5-7 NĂM VẪN CHƯA THỰC HIỆN ĐƯỢC, HÃY SỬA NGAY NHỮNG SAI LẦM NÀY
Bạn sẽ nói gì nếu được người khác yêu cầu liệt kê ra 10 mục tiêu hàng đ.ầ.u của bạn?
Tôi tự tin rằng, bạn sẽ ngay lập tức liệt kê ra được tới hơn 30 điều, trong chưa đầy 3 phút. Và có thể có một số mục tiêu mà bạn đã đặt ra trong suốt 5-7 năm qua mà bạn vẫn chưa thực hiện được, ví dụ như quyết tâm gi..ảm c.â.n, k.iếm nhiều tiền hơn, viết sách, uống ít r-ượ-u hơn, dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, bỏ th-uố-c l-á.
Theo nghiên cứu từ Đại học Scranton, có đến 92% trong số những người đặt ra mục tiêu đã không bao giờ có thể đạt được chúng.
Vậy 8% còn lại thì sao? Họ là những người đã biết lập ra danh sách ưu tiên cho những công việc cần làm, lên lịch trình, sắp xếp các khung thời gian phù hợp và kiên trì thực hiện những “bước nhỏ” hàng ngày để có thể đạt tới ước mơ của mình.
Có 3 lý do tại sao bạn nên thực hiện các “bước nhỏ”, để có thể giúp bạn đạt được mục tiêu nhanh hơn.
1. Để giành được chiến thắng trong tr.ậ.n ch.iế.n với phần “n.ã.o bò sát” của bạn
Seth Godin đã nói rằng: “Phần n.ã.o bò sát của bạn không ngừng thực hiện một nhiệm vụ, là tìm cách để giúp bạn có thể sinh tồn. Tuy nhiên, sự sinh tồn và sự thành công lại hoàn toàn là hai phạm trù vô cùng khác nhau”.
Tôi xin giới thiệu với các bạn một chút về 2 bộ phận n.ã.o b.ộ khác nhau như sau:
Thứ nhất là phần “v.ỏ n.ã.o trước tr.á.n”. Bộ phận này chịu trách nhiệm cho việc suy nghĩ và lập kế hoạch.
Thứ hai là phần “t.iể.u n.ã.o” hay còn gọi là phần “n.ã.o bò sát”. Bộ phận này chịu trách nhiệm cho sự tồn tại và xử lý cảm xúc của chúng ta. Bất cứ khi nào chúng ta phải đối diện với việc lập kế hoạch hoặc cố gắng thực hiện một nhiệm vụ khó khăn nào đó, thì phần n.ã.o b.ộ này sẽ có xu hướng chống lại nó. Lý do là bởi, đó là những sự việc không quen thuộc và bộ phận này của n.ã.o b.ộ cũng không thể xác định được, liệu sự việc đó có an toàn hay không.
Bạn sẽ không thể chống lại cơ chế này của phần “n.ã.o bò sát”. Tuy nhiên, bạn có thể học cách để dần thích nghi với nó và dần điều chỉnh tư duy của bạn theo hướng mạnh mẽ hơn, để đ.á.nh l.ừ.a cơ chế hoạt động của phần n.ã.o b.ộ này.
Vì vậy, bất cứ khi nào bạn cảm thấy rằng b.ộ n.ã.o của bạn đang chống lại việc thực hiện một nhiệm vụ khó khăn nào đó, tôi muốn bạn hãy đ.á.nh l.ừ.a bộ phận “n.ã.o bò sát” của bạn bằng cách, thực hiện những “bước nhỏ”.
Dần dần, phần “n.ã.o bò sát” của bạn sẽ nghĩ rằng, những “bước nhỏ” đó là an toàn và bạn sẽ dễ dàng thực hiện được những mục tiêu của mình hơn.
2. Không quên thực hiện những việc đơn giản trước
Ellen Langer, Giáo sư Tâm lý học người Mỹ, đã từng nhận định rằng: “Sẽ luôn có một bước đủ nhỏ từ vị trí hiện tại của chúng ta, để đưa chúng ta đến những nơi mà chúng ta muốn đến. Nếu chúng ta thực hiện thành công được một bước nhỏ đó, thì chúng ta sẽ luôn có thể thực hiện được thêm một bước khác. Và cuối cùng, chúng ta có thể đạt đến một mục tiêu nào đó mà chúng ta luôn cho rằng, nó quá xa vời so với khả năng của bản thân”.
Tôi cũng cảm thấy rất tâm đắc với một lời giải thích đến từ Stephen Guise, một blogger, về việc thực hiện các thói quen nhỏ.
Anh nói: “Các thói quen nhỏ không gây bất lợi cho việc phát triển cá nhân. Tuy nhiên, những hiệu quả không rõ ràng của chúng có thể đ.á.nh b.ạ.i được bất kỳ một chiến lược hoặc mục tiêu nào mà bạn đã đặt ra”.
Nếu bạn muốn đọc một cuốn sách mỗi tuần, hãy tập trung đọc 20 trang mỗi ngày. Nếu bạn định giảm 52 pound trong năm nay, hãy tập trung vào việc giảm 1 pound mỗi tuần. Nếu bạn muốn sơn nhà, hãy tập trung sơn 1 phòng mỗi tuần.
Hãy chia mục tiêu của bạn thành những “bước nhỏ” và vì vậy, bạn sẽ dễ dàng thực hiện được chúng hơn. Những “bước nhỏ” sẽ giúp cho chúng ta tạo ra những thói quen có gi.á trị, giúp chúng ta đạt được những mục tiêu lớn hơn.
3. Tránh gặp phải “chứng mệt mỏi vì quyết định”
Tình trạng tiêu cực này xuất hiện khi chúng ta đứng trước quá nhiều sự lựa chọn và liên tục phải sử dụng tâm trí, để cân đo đong đếm và đưa ra một quyết định cuối cùng giữa những sự lựa chọn đó.
Khoa học đã chứng minh rằng, sức mạnh ý chí của bạn cũng giống như một khối c.ơ b.ắp vậy. Càng sử dụng, nó càng cạn kiệt. Vì vậy, mỗi khi bạn đưa ra một quyết định nào đó, bạn cũng sẽ phải đồng thời sử dụng một nguồn năng lượng đáng kể cho việc đó.
Khi bạn thực hiện các “bước nhỏ”, bạn sẽ quản lý hoạt động nhận thức của mình được dễ dàng hơn. Có nghĩa là bạn sẽ có nhiều năng lượng và không gian hơn để giải quyết tất cả những suy nghĩ và kế hoạch của mình.
Để tránh gặp tình trạng này, bạn cần lên kế hoạch cho tất cả các “bước nhỏ” của mình để không phải dành cả ngày để đưa ra một quyết định nào đó.
Chiến thắng trong trận chiến với phần “n.ã.o bò sát” của bạn và thực hiện những “bước nhỏ” sẽ giúp bạn tránh được “chứng mệt mỏi vì quyết định” và phát triển các thói quen lành mạnh, góp phần giúp bạn sớm đạt được các mục tiêu đã đề ra..
Như Rich Litvin từng nói với khách hàng của mình rằng: “Những điều KHÔNG THỂ chỉ là một chuỗi những thứ CÓ THỂ được ghép lại với nhau, theo một thứ tự khác với những quy luật thông thường mà thôi”.
Hôm nay, thách thức mà tôi đặt ra cho bạn chính là, hãy chia mục tiêu của mình thành những “bước nhỏ” và có thể dễ dàng thực hiện được. Sau đó, tôi muốn bạn hãy nhón ch.â.n đi qua phần “n.ã.o bò sát” của mình, để giữ cho nó ngủ yên và không còn ngăn bạn thực hiện bất cứ điều gì nữa.
Vậy, những “bước nhỏ nhất” mà bạn có thể thực hiện ngay hôm nay để có thể giúp bạn tiến gần hơn đến việc hoàn thành mục tiêu lớn nhất là gì?
Hãy suy nghĩ và tự trả lời câu hỏi này với bản thân mình nhé!
Chúc các bạn thành công!
Theo Cafebiz