ĐIỂM M.Ù TƯ DUY & NHỮNG HỆ LỤY

ĐIỂM M.Ù TƯ DUY & NHỮNG HỆ LỤY
(Ai cũng nên biết để phát triển bản thân, sự nghiệp)
Nếu bạn lái xe hơi thì bạn biết khi lái xe dù có ba kính chiếu hậu, hai bên ngoài và một bên trong nhưng có hai góc trái và phải phía sau của xe bạn không thể nào thấy được qua các kính đó và đó thường gọi là hai điểm m.ù. Phần nhiều t.a.i n.ạ.n xe hơi liên quan đến hai điểm m.ù này.
Lý trí giúp chúng ta nhận thức và đưa ra quyết định hành động trước những sự kiện xảy ra trong cuộc sống có những điểm m.ù mà tôi gọi là điểm m.ù tư duy. Chúng ta ai cũng có những điểm m.ù này ở những mức độ khác nhau.
Bạn có bao giờ để ý là trong cuộc sống minh thường lập đi lặp lại một số lầm lỗi khá giống nhau không? Ví dụ: Nếu bạn từ bỏ công việc nhiều lần vì lý do khá giống nhau. Bạn c..ã.i v.ã với người yêu thì cũng thường trên vài vấn đề lặp lại. Bạn nổi giận mất kiểm soát khi gặp những vấn đề khá giống nhau. Bạn thường bị gạt trong những trường hợp khá giống nhau. Những người yêu mà bạn chia tay thường cũng vì những lý do khá giống nhau. Bạn có thể thường rất hào hứng và tỏ vẻ quyết tâm với dự án mới trong cuộc sống nhưng lại thường không hoàn tất chúng vì những lý do khá giống nhau. Tại sao vậy?
Trong tâm lý học hành vi thì tất cả những gì về con người của bạn (tính cách, hành vi, tư duy,…) có thể chia ra bốn góc với cái tên là Johari Window:
1) Những gì về con người của bạn mà bạn biết và những người xung quanh cũng biết (Góc mở hay phần nổi)
2) Những điều về bạn mà chỉ có bạn biết nhưng lại muốn che giấu không cho ai khác biết (Góc khuất)
3) Những điều về bạn mà những người chung quanh đều biết nhưng bạn thì lại không có ý thức gì về nó (Góc m.ù)
4) Những điều về bạn mà cả bạn và người xung quanh đều không biết (Góc ẩn và đây cũng là góc tiềm năng mà bạn chưa khám phá)
Trong cuộc sống bạn muốn hướng đến việc mở rộng góc mở và ngày càng làm nhỏ đi góc khuất, góc mù và góc ẩn. Lúc ấy bạn có thể sống thật với con người của mình và quan hệ với mọi người xung quanh được thân thiết hơn.
Góc khuất là những cảm xúc, suy nghĩ, thiên vị, khao khát và kể cả những sự kiện xảy ra với bạn trong quá khứ mà bạn muốn giấu kín vì sợ nếu người ngoài biết có thể sẽ có những đ.á.nh giá không đúng về bạn hay sẽ chối bỏ bạn, v.v. Nếu góc khuất lớn sẽ ảnh hưởng đến việc xây dựng những mối quan hệ thân thiết trong cuộc sống. Tuy thế nó không ng.u.y h.ạ.i đến phát triển sự nghiệp bằng góc m.ù vì bạn ý thức được những gì trong góc khuất.
Góc m.ù bao gồm những gì về bạn mà bạn không ý thức được trong khi ấy thì ai cũng thấy cả!
THẾ GÓC M.Ù TỪ ĐÂU RA?
Theo tâm lý học thì tâm thức của con người có hai phần: Ý thức và vô thức. Hai phần này như một tảng băng trôi trên đại dương với phần ý thức là phần nổi nhỏ và phần vô thức lớn hơn nhiều là phần chìm.
Điểm m.ù được hình thành từ những kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm kể cả cảm xúc của cá nhân khi đối diện với các vấn đề trong cuộc sống dần trở thành thói quen hay định kiến trong vô thức. Ví dụ: Mỗi sáng bạn lái xe đi làm và bạn có kinh nghiệm trong những tuyến đường (A, B, C, D,…) có thể đến công ty thì tuyến A ít kẹt xe nhất và bạn đã thử nghiệm khá nhiều lần. Dần dần bạn tự động lái xe đi làm trên tuyến A mà bạn hoàn toàn không có một nhận thức gì về việc đó. Nó giống như cách chúng ta dạy cho robots có trí tuệ nhân tạo bằng cách phân tích những dữ liệu thông tin lớn và tìm ra những nguyên tắc chung rồi đưa vào bộ nhớ để xử lý những trường hợp tương tự sau này.
Đa số các điểm m.ù dựa vào những giả định tích lũy từ kinh nghiệm và trải nghiệm trong quá khứ.
Ví dụ: Bạn tìm thấy nguyên tắc gì trong dãy số này: 1, 3, 5
Trong các dãy số sau thì (các) dãy số nào thuộc trong nhóm ấy:
a) 5, 7, 9
b) 11, 13, 15
c) 4, 6, 8
d) 3, 8, 25
Đa số các bạn sẽ chọn a) và b) dựa theo giả định – dãy số lẻ liền kề.
Một vài bạn có thể chọn a), b) và c) dựa theo giả định – dãy số liền kề cách nhau 2.
Thế có ai bảo tất cả đều trong cùng một nhóm không? Nếu có thì nguyên tắc của nó là gì? Và làm sao bạn xác định nguyên tắc nào là đúng????? (lời giải ở cuối bài)
Điều đáng nói đó là chỉ 5% của hoạt động n.ã.o bộ (quyết định, suy nghĩ, cảm xúc, v.v.) con người là có ý thức trong khi đó 95% hoạt động n.ã.o bộ còn lại là vô thức. Đây là kết quả sau nhiều nghiên cứu khoa học. Nói một cách khác con người 95% hoạt động một cách vô thức, tự lái và chỉ 5% có nhận thức! Do đó tất cả chúng ta ai cũng có góc m.ù, lớn hay nhỏ tùy vào nhận thức của từng người.
Những điểm m.ù này có thể phân loại như sau để bạn dễ nhận dạng.
1) M.ù kiến thức: Con người thường đánh giá quá cao vào kiến thức và khả năng của mình (Dunning-Kruger effect). Kiến thức hay khả năng càng cao thì điểm m.ù này càng lớn. Nói một cách khác càng thành công thì nghĩ rằng ‘mình biết hết’ hay ‘làm được hết’. Nguy cơ có thể xảy ra khi người ấy đem kiến thức và kinh nghiệm ở một khía cạnh này dùng vào khía cạnh khác.
2) M.ù tin tưởng: Con người thường ‘nghe những gì muốn nghe, thấy những gì muốn thấy, và hiểu những gì muốn hiểu’. Nói một cách khác n.ã.o bộ chúng ta chọn lọc thông tin để xác minh những gì ta muốn thấy, nghe, và tin tưởng. Những thông tin đối chọi hay không phù hợp với suy nghĩ hay tin tưởng của chúng ta sẽ bị loại bỏ. Do đó sự thật đối với một người có thể khác với sự thật đối với người khác cho dù cùng một sự kiện. Nếu cha mẹ trong đ.ầ.u nghĩ rằng đứa con cứng đ.ầ.u khó dạy thì thường nhìn thấy các vấn đề ương ngạnh của con mà không thấy những khía cạnh ngoan của trẻ.
3) M.ù cảm xúc: Cảm xúc làm mờ đi nhận thức của bạn. Tuy chưa tiếp xúc trực tiếp nhưng qua cái cách của người sếp mới bạn không thích người ấy. Thế là bạn sẽ tập trung đi tìm thông tin minh chứng cho cảm xúc của bạn là đúng và từ đó m.ấ.t đ.i cơ hội hiểu người ấy ở những góc độ khác và chắc chắn bạn sẽ không học được gì từ người sếp mới! Cũng như khi bạn đem bạn trai về giới thiệu với cha mẹ nhưng khi thấy cái h.ì.nh x.ă.m trên tay cậu ta là cha mẹ đã không ưa rồi và từ đó không thèm bỏ thời gian tìm hiểu hay muốn biết về cậu ấy. Chính vì điểm m.ù cảm xúc này mà chúng ta thường chọn bạn có tính cách và tư duy giống chúng ta. Nhưng nếu chọn người cộng sự thì điều này sẽ đem lại nhiều nguy cơ cho tổ chức.
4) M.ù suy nghĩ: Suy nghĩ của bạn không có vấn đề gì cả! Vấn đề chỉ xảy ra khi bạn đ.á.nh giá hay nhìn nhận vấn đề từ suy nghĩ của mình. Tâm lý chúng ta đều cho rằng suy nghĩ của mình là đúng và do đó khi ai đó nêu lên ý kiến trái chiều thì chúng ta thường tìm cách biện hộ cho suy nghĩ của mình và tìm cách chứng minh suy nghĩ kia là sai. Chính điều ấy làm mờ đi khả năng suy nghĩ đa chiều.
LÀM SAO ĐỂ THU NHỎ GÓC M.Ù TƯ DUY VÀ HẠN CHẾ CÁC HỆ LỤY?
1. Trước hết nhận thức rằng bản thân mình có điểm m.ù tư duy do 95% thời gian n.ã.o bộ của mình hoạt động một cách vô thức. Hãy tập lấy một hoạt động trong vô thức như là hơi thở của bạn và thỉnh thoảng làm nó trở thành hoạt động ý thức. Để ý hơi thở của bạn: Hít vào – thở ra – hít vào – thở ra.
2. Tập bỏ dần quan niệm đúng – sai, thành công – thất bại, phải – quấy, tốt – xấu. Đó chính là những sàng lọc hình thành các điểm m.ù tư duy. Nhiều nơi ở Trung Đông có quan niệm đàn bà không nên lái xe hơi và bạn biết đấy quan niệm ấy ở xã hội Việt Nam là không đúng. Và ở Việt Nam quan niệm dạy con ‘Thương cho r.oi cho vọt’ thì lại là ph..ạ.m ph..á.p ở 65 nước trên thế giới trong đó có nước Mỹ.
3. Tập kiểm soát cái tôi và hỏi bạn bè/đồng nghiệp phản hồi hay nhận xét về mình. Nếu bạn chiêm nghiệm trong cuộc sống của mình thì sẽ thấy đa phần các hối tiếc đều từ cái tôi của mình gây ra. Do đó nếu bạn kiểm soát được cái tôi, kiểm soát được cảm xúc của mình. Khi ấy bạn dễ dàng nhận được phản hồi hay nhận xét tích cực giúp bạn nhìn thấy điểm m.ù của mình. Xã hội ngày nay trí tuệ cảm xúc ngày càng quan trọng.
(Lời giải: Nếu nguyên tắc là dãy số tăng dần thì tất cả các dãy số trên đều nằm trong một nhóm. Khi bạn nhìn thấy dãy số thì hình thành giả định và từ đó quên đi nguyên tắc thật sự có thể khác với giả định của mình).
Nguồn: Trương Nguyện Thành
/svg>