MUỐN DÙNG NGƯỜI PHẢI HIỂU HỌ, ĐÓ LÀ CÁCH LÀM CỦA LÃNH ĐẠO TÀI GIỎI

Một chân lý đối với những người làm nghề lãnh đạo là họ phải hiểu người tài thì mới có thể dùng người ta. Những nhân tài không phải bao giờ cũng thể hiện hết bản thân mình ra ngoài đâu, mà vì họ tài nên họ cũng có cái tôi nhất định, nếu không hiểu họ, không đáp ứng được nhu cầu của họ so với năng lực thì rất khó để giữ họ lại bên mình.
Mà để hiểu bất kỳ ai cũng chẳng phải là một điều dễ dàng, vì đó là người chứ không phải máy móc, những số liệu, phân tích thông thường đều không có nhiều ý nghĩa. Đôi khi, người ra thể hiện ra ngoài 1, nhưng trong lòng của họ có tới 9 phần khác, ngày hôm qua họ đi làm với mục đích chính để kiếm tiền nhưng có thể ngày mai, mục đích của họ là được cống hiến, được thể hiện mình. Cả về kiến thức, kỹ năng, thái độ của con người cũng sẽ có thể thay đổi qua từng ngày và đặc biệt tâm trạng, cảm xúc của họ còn thay đổi nhanh hơn như thế nhiều. Nếu không hiểu được những điều này mà lãnh đạo đánh giá người khác chỉ bằng cái nhìn qua loa thì họ chẳng thể nào đánh giá đúng người khác chứ đừng nói tới dùng người.
Và còn một vài lý do khiến nhà lãnh đạo không thể đánh giá đúng năng lực nhân viên mà sử dụng đó là việc họ thường xuyên để cảm xúc cá nhân xen vào. Ví dụ như một người rất giỏi nhưng ngay từ đầu lãnh đạo đã không ưa vì người này thường lầm lì, kém nổi bật trong đám đông nên đánh giá luôn đó là một nhân viên tồi. Rất nhiều người như vậy, một khi họ đã có ấn tượng xấu về ai thì họ sẽ chẳng thấy những điều tốt đẹp, tích cực mà đối phương mang lại, đánh mất đi góc nhìn khách quan khách quan. Còn với những kẻ thích nịnh bợ, cố tạo hình ảnh tốt mà năng lực kém lại dễ được lãnh đạo đánh giá cao, công ty lúc đó sẽ cực kỳ bất ổn. Còn những người tài chịu bất công họ chẳng ở lại đâu, rồi cũng sẽ rời đi mà thôi. Con người thì vốn dĩ chẳng có ai hoàn hảo cả, những người dù có tài giỏi tới đâu thì họ cũng có những tật xấu, quan trọng là điều đó với những gì họ cống hiến cho bạn như thế nào. Nếu được thì hãy bỏ qua, nhìn vào mặt tích cực của họ mà giữ cho mối quan hệ tốt đẹp.
Những nhân tài, họ có năng lực để cống hiến rất nhiều nên đáp lại, người lãnh đạo cũng phải dành cho họ sự tưởng thưởng tương ứng. Nó nhiều khi không phải cứ tăng tương, tăng thưởng là được vì bạn cứ tăng lương rồi bắt họ làm quần quật không ngừng nghỉ rồi bóc lột họ thì họ cũng chẳng chịu được. Mà bạn hãy quan tâm tới họ, nhiều khi họ tới công ty trong trạng thái mệt mỏi thì hãy hỏi thăm và động viên, chỉ hành động nhỏ nhưng đôi khi còn giá trị hơn cả tiền bạc. Hãy đặt mình vào vị trí của cấp dưới để hiểu họ.
Người lãnh đạo muốn làm được những điều như trên cũng phải tu dưỡng bản thân thật tốt vì bạn chẳng thể lãnh đạo ai khi mà bạn còn tệ hơn họ. Tính cách bạn xấu xí thì người ta cũng chẳng muốn làm việc với bạn, chẳng nghe theo bạn nói đâu. Mà bạn cũng phải đặt người tài vào vị trí hợp lý để họ phát huy được năng lực, phát triển bản thân, đó mới là mấu chốt. Hãy nhớ rằng:
– Tiền bạc không phải là tất cả, vì vậy đừng nghĩ cứ dùng tiền, thật nhiều tiền là sẽ mua được người tài.
– Với những việc có tính khẩn cấp, hãy sử dụng những người quyết đoán, dũng cảm không sợ khi đối mặt với khó khăn, gian khổ.
– Những người thực sự tài giỏi không phải là người thích giả bộ, nịnh nọt, ích kỷ chỉ vì lợi ích cá nhân mà hại người khác. Đừng giao cho họ những công việc hay vị trí có tính chất quan trọng, cần bảo mật.
– Với công việc cần phải đi đàm phán, đánh giá, đừng chọn những người quá ngây thơ.
– Những người hay thay đổi, thiếu kiên định thì không nên tiết lộ cho họ về những cơ hội làm ăn.
– Về tài chính, đừng giao cho những người tham lam, thiếu minh bạch.
– Cần người đưa ra quyết định thì hãy tìm những người sống lý trí thay vì dựa vào con tim
– Khi người ta sống thiếu kỷ luật, đừng đặt họ vào những nơi có tính chất lâu dài, bền vững hoặc những công việc yêu cầu tính cẩn thận, chính xác cao.
/svg>