Năm 21 tuổi, tôi tốt nghiệp Đại học, rỗng túi và nợ nần. Nhưng đến năm 30 tuổi, tôi đã trở thành triệu phú. Nếu làm theo 10 bước sau đây, tôi đảm bảo bạn sẽ có tài sản triệu USD năm 30 tuổi.
Người giàu dùng nợ làm đòn bẩy đầu tư và gia tăng dòng tiền. Còn người nghèo dùng nợ để mua những thứ làm cho người giàu càng giàu thêm.
Grant Cardone là triệu phú tự thân nổi tiếng của Mỹ với ba công ty trị giá hàng triệu USD. Ông đã viết nhiều cuốn sách nằm trong top bán chạy của New York Times. Cardone cũng dẫn chương trình radio tên Cardone Zone, được coi là “Chuyên gia bán hàng hàng đầu” và “Chuyên gia huấn luyện doanh nghiệp hàng đầu” để theo dõi trên Twitter. Ông đã chia sẻ kinh nghiệm làm giàu của mình trên Entrepreneur.
Ảnh: Lesterdiaz Online
Năm 21 tuổi, tôi tốt nghiệp Đại học, rỗng túi và nợ nần. Nhưng đến năm 30 tuổi, tôi đã trở thành triệu phú. Nếu làm theo 10 bước sau đây, tôi đảm bảo bạn sẽ có tài sản triệu USD năm 30 tuổi.
1. Luôn theo sát tiền bạc
Để trở nên giàu có, bước đầu tiên là phải tập trung tìm cách tăng thu nhập. Thu nhập ban đầu của tôi là 3.000 USD một tháng. Nhưng sau 9 năm, nó đã là 20.000 USD. Hãy luôn theo sát tiền bạc, vì nó sẽ buộc bạn kiểm soát doanh thu và tìm ra cơ hội.
2. Đừng khoe khoang
Tôi không mua đồng hồ hay ôtô xa xỉ cho đến khi công ty và các khoản đầu tư của mình có thể sinh ra nhiều nguồn thu nhập ổn định. Tôi vẫn lái chiếc Toyota Camry khi trở thành triệu phú. Hãy nổi tiếng vì sự chăm chỉ trong công việc, thay vì những đồ rẻ tiền bạn mua được.
Hãy đặt tiền vào nơi an toàn, đừng dùng với bất kỳ trường hợp gì khác, dù là khẩn cấp.
3. Tiết kiệm để đầu tư
Lý do duy nhất tôi tiết kiệm tiền là để đầu tư sau này. Hãy đặt tiền vào nơi an toàn, đừng dùng với bất kỳ trường hợp gì khác, dù là khẩn cấp. Việc này sẽ buộc bạn thực hiện bước 1 (tăng thu nhập) thật nghiêm túc.
4. Tránh các khoản nợ không giúp bạn kiếm ra tiền
Hãy tự đặt ra nguyên tắc rằng đừng bao giờ đi vay nếu nó không giúp bạn kiếm ra xu nào. Tôi chỉ vay tiền mua xe nếu tôi biết nó có thể hỗ trợ mình trong việc tăng thu nhập. Người giàu dùng nợ làm đòn bẩy đầu tư và gia tăng dòng tiền. Còn người nghèo dùng nợ để mua những thứ làm cho người giàu càng giàu thêm.
5. Đặt tiền là ưu tiên hàng đầu
Hàng triệu người trên thế giới ước được giàu có, nhưng chỉ những người coi đó là ưu tiên mới đạt được. Để giàu có và duy trì tài sản, bạn cần đặt tiền làm ưu tiên số một. Tiền cũng giống người bạn gái hay ghen vậy. Bạn lờ nó, nó cũng sẽ lờ bạn đi. Hay tồi tệ hơn, nó sẽ bỏ bạn để đến với người biết coi trọng.
6. Làm việc thật chăm chỉ
Tiền không có khái niệm về đồng hồ, thời gian biểu hay nghỉ lễ đâu. Và bạn cũng nên như thế. Tiền yêu những người chăm chỉ.
Năm 26 tuổi, tôi làm trong ngành bán lẻ. Cửa hàng đóng cửa lúc 7h tối. Nhưng bạn vẫn có thể thấy tôi ở đó lúc 11h để cố kiếm thêm. Đừng bao giờ cố trở thành người thông minh nhất hay may mắn nhất. Chỉ cần bạn chăm chỉ hơn tất cả mọi người là được.
7. Đừng chấp nhận nghèo
Tôi đã từng rất nghèo, và việc đó thật tệ. Hãy loại bỏ trong đầu bạn mọi ý nghĩ rằng nghèo cũng chẳng sao. Bill Gates từng nói: “Sinh ra nghèo khó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu chết đi mà vẫn thế, đó mới chính là lỗi của bạn”.
Đừng bao giờ cố trở thành người thông minh nhất hay may mắn nhất. Chỉ cần bạn chăm chỉ hơn tất cả mọi người là được.
8. Học theo các triệu phú
Phần lớn chúng ta sinh trưởng trong gia đình nghèo hoặc trung lưu. Việc này đã hạn chế suy nghĩ và tư tưởng của các bạn chỉ trong tầng lớp đó. Tôi đã nghiên cứu nhiều triệu phú và học theo cách họ làm. Hãy chọn một “gia sư” triệu phú cho bản thân và học hỏi họ. Phần lớn người giàu đều rất hào phóng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình.
9. Để tiền làm những việc lớn
Đầu tư là công thức giàu có của rất nhiều triệu phú. Bạn nên kiếm được nhiều tiền từ đầu tư hơn là làm việc. Công ty thứ hai tôi thành lập có vốn ban đầu là 50.000 USD và tôi đã nhận được 50.000 USD mỗi tháng trong 10 năm qua. Khoản đầu tư thứ 3 của tôi là vào bất động sản, với 350.000 USD – phần lớn gia tài của mình khi đó. Hiện nay, tôi vẫn giữ bất động sản này và nó vẫn sinh lời đều đặn.
10. Đặt mục tiêu lớn
Hãy nhắm đến 10 triệu USD, thay vì 1 triệu USD. Sai lầm tài chính lớn nhất tôi từng mắc phải là không nghĩ đủ lớn. Trên thế giới này chẳng thiếu tiền đâu, mà chỉ thiếu những người biết đặt mục tiêu lớn mà thôi.